Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Binh lực địch lên đến 10 vạn, "đại chiến" ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ?

Lực lượng Syria có khả năng chiếm lại Idlib nhưng quá trình sẽ không đơn giản, trong khi đó có khả năng vấn đề Libya sẽ trở thành một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga , giới phân tích nhận định.

Cán cân lực lượng ở Idlib

"Chính phủ Syria có đủ lực lượng quân sự trong dài hạn để chiếm lại Idlib với sự giúp đỡ của các đồng minh - Nga và Iran", Mark Sleboda, nhà phân tích an ninh và các vấn đề quốc tế của Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Damascus có thể mất đến vài năm để hoàn thành nhiệm vụ này. Lãnh thổ Idlib hiện tại bị kiểm soát hơn 90% bởi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bao gồm cả các khu vực xung quanh tỉnh Latakia.

Mô tả cán cân quyền lực ở tỉnh Idlib, chuyên gia Sleboda đã liệt kê ra không chỉ có Hayat Tahrir al-Sham và các nhóm phụ thuộc, sự hiện diện của đảng Hồi giáo Turkistan và Hurras al-Din cũng được coi là các thế lực đáng gờm, với ít nhất 50.000 chiến binh thánh chiến dưới quyền.

Bên cạnh các lực lượng này, còn có một đội ngũ chiến binh quy mô lớn do Thổ Nhĩ Kỳ mang đến, được gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (Jabhat al-Wataniya Lil-Tahrir) và Quân đội Quốc gia Syria (SNA) để bảo vệ Idlib chống lại quân Chính phủ Syria.

Hai đội hình này bao gồm tàn dư của các nhóm thánh chiến khác nhau hoạt động từ năm 2011 với số lượng lên khoảng 50.000 đến 80.000 chiến binh vũ trang, chủ yếu hoạt động ở khu vực hành lang Jarabulus và Afrin, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng trực tiếp.

"Hơn cả, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi khoảng 9.500 binh sĩ và khoảng 1.500 xe quân sự bao gồm xe tăng, pháo binh, xe bọc thép đến Idlib", chuyên gia Sleboda chỉ ra. "Vì vậy, ngay lúc này có một lực lượng khoảng 100.000 chiến binh ở Idlib đang chống lại sự tiến công của quân đội Syria".

Mặc dù Damascus và đồng minh có thể chiếm lại khu vực này, nhưng đây sẽ là một cuộc chiến khó khăn và Biên dịch có thể mất nhiều thời gian để thực hiện, thậm chí là phải trả giá lớn, nhà phân tích người Mỹ đánh giá.

Trong khi đó, Chính phủ Syria đã hoàn thành một trong những mục tiêu chính của mình là bảo đảm thông suốt đường cao tốc M5 dài 450 km xuyên qua đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Aleppo đến Damascus và trên biên giới với Jordan.

Theo chuyên gia Sleboda, bước quan trọng thứ hai sẽ là đưa đường cao tốc M4 nối ra M5 ở Idlib và đến tỉnh Latakia, được hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Damascus.

Ông nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận Sochi giữa Nga-Thổ vào năm 2018, M4 và M5 đáng lẽ phải được mở cửa giao thông và những kẻ khủng bố phải giải giáp vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, những mục tiêu này đã không đạt được cho đến nay.

Xung đột Libya và Syria đan xen

Binh lực địch lên đến 10 vạn, đại chiến ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 2.

Xung đột ở Idlib sẽ ở thế giằng co.



Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Syria ở Idlib cùng với sự tham gia của Ankara ở Libya được đánh giá là có quan hệ mật thiết với nhau.

"Rõ ràng, có một mối liên hệ giữa hai cuộc xung đột", Sleboda nói. "Ở thời điểm đầu cuộc chiến, các chiến binh và vũ khí đã được Thổ Nhĩ Kỳ gửi từ Idlib tới các khu vực khác của Syria. Còn lúc này, dòng chảy đang theo hướng ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đang gửi một số lực lượng ủy quyền từ Syria đến Libya".

Ankara phải đối mặt với những khó khăn cụ thể ở Libya vì họ là quốc gia duy nhất hỗ trợ cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Tripoli bên cạnh Qatar.

Trong khi đó, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo lại được sự ủng hộ của nhiều lực lượng, từ Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Pháp và thậm chí có thể là Ý và Nga, trong cuộc tiến công về Tripoli.

Đã có giả định cho rằng, vấn đề Libya sẽ được Nga sử dụng để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ liên quan đến Syria và đặc biệt là Idlib.

"Trong trường hợp này, tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Iraq và các nơi khác trở nên mâu thuẫn với mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Nga", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh.

"Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đã không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận Sochi. Nga đã kiên nhẫn một cách khó tin đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng đã bắt đầu cứng rắn hơn khi Tổng thống Erdogan thể hiện thái độ đối đầu".

Sleboda suy đoán rằng mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục xấu đi nhưng họ "sẽ cố gắng tránh một cuộc xung đột quân sự trực tiếp".

"Tôi tin rằng một cuộc xung đột ở thế giằng co sẽ là những gì xảy ra ở Idlib. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng lực lượng quân sự và các lực lượng hậu thuẫn để tạo ra một đường kiểm soát mới ở Idlib, sẽ được thi hành mạnh mẽ hơn và tìm cách ngăn chặn Chính phủ Syria và Nga tiến xa hơn", ông cho hay.

Ông nhấn mạnh rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tính toán khôn ngoan, họ sẽ không tìm cách nhắm vào đường cao tốc M4, nơi chắc chắn quân đội Syria sẽ tập trung đánh chiếm.

Trong kịch bản xung đột giằng co có thể xảy ra này, sẽ có các sự cố va chạm tương tự như lần pháo kích nhằm vào binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, tuy nhiên Ankara và Moscow sẽ tránh giao chiến trực tiếp với nhau trên chiến trường.

"Có khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho các nhóm cực đoan giải tán để gia nhập vào lực lượng phiến quân mà nước này hậu thuẫn. Sau đó họ sẽ tuyên bố với Nga rằng không còn bất kỳ kẻ cực đoan nào ở Idlib", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh. "Các nhóm thánh chiến khó tính như Jaish al-Islam đã làm như vậy".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét